Mở
đầu
Căn nhà cấp 4 đơn giản, diện tích tầm dưới 60m2. Nền
gạch tàu, vách tường, mái tole, bên trong có 2 căn phòng tạm nho nhỏ 1 vách tường
3 vách tole – cửa ra vào là cái ô hình chữ nhật được trang trí bởi mảnh vải hoa
hoè sặc sỡ dùng vén tới vén lui.
Bộ ghế salon nhàu nhĩ không biết là hàng three ass,
four ass hay bao nhiêu ass… chứ nói gì second ass (nói second hand thì không được
“xác thực” cho lắm).
Một tên đàn ông không quan trọng trẻ già, quan trọng
là có dáng dấp đủ bặm trợn mà vui vẻ.
Một người phụ nữ nhanh nhẹn trông nôm bao quát hết
chuyện hậu cần.
Cuối cùng thứ không thể thiếu đó là một ả đàn bà trắng
trẻo do công nghệ của mớ kem phấn rẻ tiền, miệng lúc nào cũng giả lả nói cười,
tay vòng xi men lấp lánh.
Thế là đủ điều kiện để bước ra làm ăn ở miệt vườn. Đủ
điều kiện để mở quán café – café miệt vườn…
* * *
Ở mấy thành phố lớn, cái mảng “em út và đèn mờ”, hay
gọi là “bia ôm, karaoke ôm”, đơn giản hơn thì “café ôm”. Nói chung cách dùng từ
“thuần tuý” quá, giới thiệu “thuần tuý” quá, lại “hiện thực” khá trần trụi. Ví
dụ không cần suy nghĩ nhiều cũng biết vô “bia ôm” nghĩa là vào đó uống bia và
ôm, cũng có khi uống rượu, mà chắc là hi hữu, vì đa phần khách vô đây đã “khởi
động” phần uống ở đâu đó rồi, chủ yếu tìm cái phần còn lại thôi.
Ở mấy tỉnh lẻ thì khác, dân quê người ra cũng “ý nhị”
hơn, có chăng chỉ là “café đặc biệt”. Đơn giản vậy thôi nhưng điều đầu tiên ai
cũng nghĩ đến là: “Café có gì đặc biệt? Đặc biệt nghĩa là sao? Đặc biệt là đặc
biệt cái gì?...”, đó, “đặc biệt” là ở chỗ đó…
Đặc biệt hơn thành phố ở chỗ, khách vào đây có thể uống
bia, uống rượu đế, uống café, thậm chí là uống… trà đá… vẫn được “ôm” như thường.
Muốn ca có ca, muốn nhạc có nhạc, mà là nhạc sống hẳn hoi.
Tiếp viên ở thành phố lớn vận trang phục “áo 20
phân, váy 10 phân” để khách có cảm giác “về với thiên nhiên”. Tiếp viên vùng
quê chân chất với đồ bộ, với áo bà ba… ta nói cảm giác “gần với cội nguồn” nó
thân thương lắm…
Tiếp viên ở thành phố lớn boa 200.000 còn ỏng eo
không muốn nhận, muốn ra ngoài “vui thêm” còn phải giả vờ dụ dỗ hay tán tỉnh mặc
dù thật ra nói thẳng “có khách đã mừng thấy mziạ”. Tiếp viên ở quê không thích
giả vờ hay ỏng ẹo, cứ bỗ bả thế thôi, thích thì ngã giá.
* * *
Chương
I
“Em
ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời…”, “con hẻo nè mày”… tiếng
hát, tiếng cười nói của 5-6 người, tiếng những lá bài vỗ xuống mặt bàn chan
chát không đủ làm quán “café đặc biệt – Phượng” trở nên náo nhiệt. Hôm nay 19h
rồi vẫn chưa có khách. “Mi Miên” vừa đánh bài vừa nói lanh lảnh:
- Bà mẹ ba hồn chính vía mấy thằng dịch vật đi đâu
chạy tới đây coi.
Quy trêu:
- Mày quất cái áo yếm ra trước cửa đứng múa cột đi
chút coi có khách không.
“Má Phượng” làu bàu:
- Mẹ, múa sao cái ế luôn ngày mai tao cho nhịn đói cả
lũ.
Tiếng mấy cô gái cười phá lên khanh khách.
Mà cũng lạ, báo chí hay đưa tin ở tp lớn cái mảng
“em út”, “quán xá”; nào là ma cô chăn dắt, nào là đàn áp bóc lột, sao mà phức tạp
quá. Không biết nơi khác thì sao, chứ cái miền Đất mũi này, chuyện đó không hề
có. Tất cả đều vui vẻ, tự nguyện, và nương nhau mà sống. Có lẽ vậy mà bền, mà yên
ả cũng nên.
Đa số các quán “café đặc biệt” mở ra, có tiếp viên tự
tìm tới. Quán thấy cô nào được, thì nuôi ăn nuôi ở, mặc định như “đào ruột” của
quán mình. Nghĩa là cô nào chịu ăn ở cố định quán nào, thì ưu tiên làm việc ở
quán đó, tuân thủ những nội qui cơ bản của chủ, tôn trọng chủ, như một thoả thuận
không lời, không hợp đồng hợp điếc gì ráo trọi. Quê mà, có trường hợp không chỉ
tiếp viên mà bà chủ cũng đếch viết được tên mình ấy chứ. Khi quán ế, nếu quán
khác đắt khách cần đào, điện thoại mượn, bà chủ cho thì đi, nếu đang đi “quán
nhà” có khách cần người – bà chủ gọi thì bỏ ngang mà về. Nói chung không ai ép
hay dùng áp lực/vũ lực gì, chỉ là cái “nghĩa” với nhau, cái “lương tâm nghề
nghiệp” để có thể sống tốt mà thôi.
Còn dạng làm việc tự do, là tự lo ăn ở, ngày nào
thích quán nào thì tới quán đó, ngày nào thích thì đi làm, mệt thì nghỉ, có điều
tuỳ theo thái độ làm việc mà lúc cần chủ quán người ta ưu tiên gọi hay không.
Dù là dạng nào, lương đều giống nhau là tính trên năng suất làm việc, trả mỗi
ngày: 10k/ly café/nước giải khát thông thường (bởi nước giải khát thì đâu có ai
uống tới ly thứ 2, một ly khách – một ly mời tiếp viên là hết vé), 3k/chai bia,
5k/xị rượu. Tiền boa tự hưởng. Bởi vậy cô nào cũng tích cực uống. Đồ ăn không
được “tính lương”, nhưng dĩ nhiên các cô đều tự tích cực khui, tích cực ăn, để
giúp chủ thêm thu nhập, chủ vui – cả nhà cùng vui. Riêng việc “đi thêm ra
ngoài”; tuỳ chủ, có chủ không lấy đồng “hoa hồng” nào, miễn tự biết quán đang
đông thì không nên đi; có chủ lấy vài chục nghìn/tiếng.
Mấy cái quán miệt vườn, gần như không có thứ gọi là
“ma cô”. Một tên đàn ông bặm trợn một chút, vui vẻ một chút, để dẫn xe cho
khách với giữ xe là chính. Quán bình dân, khách bình dân, tình trạng cố tình quậy
phá cũng ít xảy ra. Hiếm hoi lắm có khách muốn ăn quịt thì không cần đến tay
đàn ông, mấy cô đè ra lột hết đồ chỉ chừa lại cái quần xi líp, lấy guốc phang
cho vài cái, thả ra đường, là xong, cũng chẳng đáng bao nhiêu mà tiếc.
Có tiếng máy xe chần chừ ngoài ngõ, Tèo ngồi bên
ngoài cửa sổ nói khe khẽ vô:
- Có khách… có khách…
Năm cô gái dừng tay bài, ghé mắt nhìn ra ngoài, rù
rì nho nhỏ như niệm thần chú:
- Dzô đi con… dzô đê…
Hai chiếc xe máy với 3 vị khách rẽ vào, các cô đồng
thanh Yeah! một cái cười khoái chí rồi nhanh chóng giải tán sòng tiến lên. Tèo
đon đả đi nhanh ra:
- Gạt chóng xe đi mấy anh, để đó em.
Nói rồi hắn nhanh nhảu dắt xe, dựng quay biển số vào
trong một cách thành thạo.
Má Phượng vẫn ngồi tại quầy, cười tươi rói:
- Bữa nay nhậu trễ vậy mấy anh.
Một ông trong nhóm nháy mắt:
- Bữa nay anh rủ bạn tới ủng hộ Phượng đó nha.
Má Phượng phẩy tay:
- Ủng hộ tụi nhỏ là chính chứ em ăn nhằm gì.
Cả đám cười rộ. Vị khách lạ lướt mắt một vòng, kéo
áo ông nọ thì thầm:
- Sao mấy em quán này nhìn “oải” vậy, người vừa già
vừa như cái thùng phuy, người thì rọi đèn pin mới thấy mặt.
Ông nọ vỗ vỗ lên bàn tay vị khách lạ kiểu như trấn
an:
- Từ từ đi, đừng có gấp.
3 cô gái nhanh chóng cùng 3 vị khách đi vào phòng.
Má Phượng nhác thấy, cười ý nhị, bà đã quá quen với
mấy cảnh này. Bởi 2 trong số 5 tiếp viên của bà; Loan đã ngoài 30, thân hình rất
đỗi phì nhiêu, không quán nào chịu nhận, được cái vui vẻ, chịu chơi, Loan chẳng
bà con thân thích, không nghề nghiệp; Phượng nghĩ dù sao khách vào đây có người
chủ yếu chỉ cần tìm nụ cười thoải mái thêm chút dung tục, cũng không cần gì nhiều,
thôi thì cùng phận đàn bà, mấy bữa cơm một chỗ ngủ chẳng tới đâu. Mi tuy khung
xương hơi lớn nhưng thân hình chắc nịch, bốc lửa nhất. Mi là người Khơ me nên mọi
người hay gọi là “Mi Miên”, Mi có khuôn mặt và đôi mắt rất đẹp, nhưng nước da
đen đậm xì xì, mới nhìn mấy tay gái gú dĩ nhiên là không thích. Được cái cô ăn
nói và cư xử rất có duyên và hài hước, đặc biệt có giọng ca cổ mùi không chịu nổi.
Bởi vậy khách chưa biết thì thôi, biết rồi thể nào cũng quay trở lại.
Tiếng khui bia bắt đầu giòn giã, nghe dường như giọng
vị khách lạ ban nãy ngập ngừng:
- Ở đây, đổi… đào được hông mấy em…
Chưa có tiếng trả lời, đã nghe giọng trong vút của
Mi Miên cất lên: “Điệp ơi có lẽ họ đẹp họ
sang họ nhà cao cửa rộng nên anh đắm anh say anh mơ anh mộng còn tiếc thương
chi người em gái nhỏ chốn… quê… nghèo…”
Tiếng vỗ tay vang lên… bên ngoài, Phượng và hai cô
còn lại đưa mắt nhìn nhau… mỉm cười…
* * *
Chương
II
Mấy quán “café đặc biệt” miệt vườn thường không màu
mè. Với lại, tâm lý ai cũng thích trở thành “chủ cả”. Nên phần lớn tên của quán
cũng chính là tên chủ quán. Đơn giản vậy thôi.
Đào của má Phượng, ngoài Quy – Mi – Loan, 2 bé còn lại
là Vy và Hà, mới 20-21 tuổi. Hà là dân vùng biển, nhưng trắng trẻo xinh xắn. Hà
có một người mẹ goá chưa quá già, nhưng không biết và “không chịu biết” kiếm tiền.
Kinh tế trong nhà vốn một tay cha Hà gánh vác. Đỡ cái nói thì nghe trịnh trọng
vậy, chứ thật ra cái xã nhỏ vùng biển nơi tận cùng tổ quốc, nhà 3 miệng ăn, có
mỗi đứa con là Hà không được ăn học, tôm - cá thì bắt mỗi ngày dưới biển lên, thành
ra chi tiêu cả nhà cũng chẳng tốn kém bao nhiêu. Có điều một ngày kia chẳng may
cha Hà vắn số trong một cơn bão biển, còn lại hai mẹ con vốn chưa từng tự tay
kiếm được đồng nào, mấy đồng lẻ cũng trở thành to lớn.
Hà bắt đầu đi chạy bàn quán café nuôi mẹ. Khổ nỗi, từ
ngày không còn chồng, mẹ nó như “sáo sổ lồng”, cứ lơn tơn hết làm móng tay móng
chân lại chơi tứ sắc với mấy bà hàng xóm. Lương ba cọc ba đồng quán café cóc chẳng
thấm vào đâu với những lượt thua bài không mệt mỏi của mẹ nó. Nó nghĩ mẹ nó buồn
vì chồng mất sớm, cần thời gian khuây khoả, cũng không dám trách hờn gì. Nhưng
ngày này qua tháng nọ riết rồi gặp mặt nó mẹ nó chỉ nhắc mỗi chữ “tiền”, nó đâm
chán.Chưa kể nghe phong phanh đâu mẹ nó đang có ý định mang “cái ngàn vàng” của
nó đi đổi một mớ kha khá cho bỏ công sinh dưỡng.
Một ngày kia, nó âm thầm khăn gói lên thị xã, nhờ một
người quen nhắn lại dùm hàng tháng nó sẽ gởi tiền về, mẹ nó cứ an tâm.
* * *
Đang ngồi tán gẫu, Vy chợt dẫn chuyện:
- Nghĩ cũng kỳ quá, ai đời có hai mẹ con mà mẹ chế
Hà định đem bả đi bán.
Hà cười khẩy:
- Ác cái tao có cái gì đâu mà bán.
Vy ngạc nhiên:
- Ủa, sao kỳ vậy chế?
Cả đám còn lại nghe Hà nói cũng tò mò theo, bởi lâu
nay cũng chưa nghe nó kể chuyện “cái lần đầu” ra mần sao cả.
Hà vô tư:
- Hồi nhỏ, mẹ tao đâu có nói gì nhiều ba cái chuyện
đó. Chỉ dặn con gái phải biết giữ gìn, chưa lấy chồng không được đi chơi đêm với
trai, không được ăn ngủ với thằng nào để hư thân mất nết. Tao hỏi bả vậy lấy chồng
chuyện đó nó ra mần sao. Bả nói đêm tân hôn, vô phòng thằng chồng nó sẽ tắt hết đèn, lột hết đồ mày ra, cứ nhắm
mắt lại, sáng ra là thành đàn bà, rồi từ từ sẽ có con. Vậy là xong.
Cả đám im lặng, trố mắt nhìn Hà, nó tiếp:
- Tao nghe vậy để bụng vậy. Rồi đâu năm 12-13 tuổi
gì đó, bữa kia đi chơi chong chóng với anh Lượm cùng xóm, ổng rủ tao vô bụi
tre, nói chỉ cho chơi trò mới hay lắm, hơi kỳ chút thôi nhưng bảo đảm rất là
thích. Ổng biểu tao nằm xuống, giống chơi trò bác sĩ, nhưng kéo quần tao xuống
sâu hơn một chút hơn trò chích thuốc vô mông. Tao thấy ngại nên bịt mắt lại coi
ổng làm gì. Xong không biết ổng làm gì mà tao đau thấy mẹ, tao bực quá đẩy ổng
ra, nhưng ổng cứ đè chặt tao lại làm cấn cái gì vô người, cử động là đau thấy
ông bà ông vãi, vật lộn một hồi tao mới đẩy được ổng ra chạy dzìa nhà.
Quy, Mi, Loan ngồi cạnh phá lên cười ha hả; Mi phang
ngang:
- Dzậy là nó “chơi” mày hả?
Hà chép miệng:
- Mẹ bà, hồi đó ngu thấy mziạ biết gì đâu. Về nhà thấy
có vết máu tưởng bị cây quẹt trúng. Tới sau này trước khi em lên thị xã, lúc chạy
bàn ở quán café có ông kia thường hỏi thăm em này nọ, rồi dụ em bán cái “lần đầu
tiên” cho ổng, ổng cho 3 chỉ vàng.
Loan nhanh nhảu:
- Rồi sao?
Hà nuốt nước miếng lấy hơi:
- Lần đó mẹ em thiếu nợ dzữ lắm, kiếm em đòi tiền suốt,
thấy vậy em chịu luôn. Ai ngờ xong xuôi ông già tán em mấy bạt tai, nói em dụ ổng,
cho em có 500 ngàn. Lúc đó em mới ngớ ra, vì sau khi ông già đó “làm việc” thấy…
quen quen… em mới biết ngày xưa cha Lượm chả “lượm” mẹ 3 chỉ vàng rồi còn đâu.
- Hahahahahaha…
Dù cố nhịn, Vy cũng phải ôm bụng bật cười hoà vào
tràng cười bất tận của mấy bà chị trước sự ngây ngô vô số tội của Hà. Lúc đó chỉ
có Tèo ngồi bên cửa sổ chép miệng tu chai nước đánh ực, miệng lẩm bẩm: “Đúng là
ngu hết biết”.
Loan vừa cười vừa nói ngắt quãng:
- Khổ thân! Tính ra chưa có dịp có thằng chồng để
cho mà cái ngàn vàng hông đáng xu nào hết.
Dứt cười, Quy có vẻ trầm xuống:
- Con người có số mà. Tính ra gìn giữ cho cố, tan
như bong bóng trong 1 giây chứ gì đâu. Cái cảm giác lúc đó, vô nghĩa lắm. Thấy
cái mà cha mẹ nhồi nhét vô đầu phải giữ như vô giá, rồi mất bao nhiêu năm kỳ
công giữ, thật ra không có giá trị gì cả, èo một phát – rách toang. Ngàn vàng
hay chỉ vàng? Lấy thằng chồng chạy xe ôm thì giá bằng cuốc xe ôm. Lấy thằng chồng
chủ tiệm vàng thì giá tính bằng vàng. Không hiểu biết như con Hà, giá gì đâu,
trải qua cũng chưa kịp biết. Còn đời như đám tụi mình, hai lần hay trăm lần,
cũng vậy.
Vy nhìn Quy, chậm rãi:
- Có ông kia hứa cho em 25 triệu. Hay em… bán, lấy
tiền cho cha mẹ sửa nhà ha chế! Em thấy… cũng bình thường mà, có gì đâu.
Quy nhìn nhỏ em ruột mới 20 tuổi, tới quán chưa được
một tuần, không nói gì, đứng dậy bỏ ra sau bếp.
* * *
Chương
III
Thấy Quy ngồi bần thần bó gối nhìn ra đường, má Phượng
nhẹ giọng:
- Chuyện con Vy, rồi mày tính sao? Để nó ở đây bán
thật luôn à?
Quy cười nhẹ, rất thản nhiên:
- Kệ nó má, nó muốn làm thì để cho nó làm, con cũng
không cản.
- Nghe nói nó học hết phổ thông mà. Kiếm việc gì
bình thường làm tự lo thân, rồi kiếm thằng chồng đàng hoàng, vậy tốt hơn mày
ơi.
- Hai thằng em con lên cấp 3 rồi, nó thấy con lo
không nổi đó mà. Ba mẹ con hồi xưa làm thuê làm mướn còn được chút đỉnh, nhưng
càng ngày bệnh cũ càng hành, giờ có làm ăn gì được nữa đâu.
Má Phượng chép miệng:
- Khổ…
Giọng Quy chùng xuống:
- Chứ… đời con vậy rồi… con cũng không muốn nó như
con. Nhưng cứ để nó tự cảm nhận đi, con không nói gì hết. Cái nghề này đâu phải
dễ làm má, nhiều khi muốn cũng không làm được.
Đang tán gẫu, nhìn Loan từ ngõ cứ đi thẳng vào quán,
Phượng lật đật đứng dậy:
- Ê, sao đi thẳng cửa trước vậy con quỉ?
Loan phẩy tay:
- Sáng giờ tui qua nhỏ bạn chơi mà bà già, có làm gì
đâu mà cửa sau với cửa trước.
Bởi, qui luật bất thành văn của các quán, tiếp viên
sau khi “đi khách” về phải vô quán bằng cửa sau, tránh “xui xẻo và ô uế”.
Thả người ngồi phịch xuống cái salo cũ kỹ, co một
chân để lên ghế, Loan chép miệng:
- Cả tuần không có thằng nào “nạp mạng” hết, đang vã
mà bà má còn chơi quê.
Má Phượng nhướng mày:
- Tuần này mày có mua sắm gì đâu mà vã?
- Vã “dzụ kia” kìa má ơi, má già cả lãnh cảm rồi sao
biết được.
Quy và Phượng bật cười, Phượng đùa:
- “Lãnh” cái đầu mày, má thấy dzậy chứ còn ngon lành
lắm à con, mày không lo giảm cân đi, khách nó nhìn sợ mày quơ cái chân nó bất tỉnh
mẹ rồi, làm gì dám đi nữa mà không vã.
Loan cũng bật cười:
- Tại má không biết chứ, nhiều ông phải phì nhiêu mới
khoái, nhon nhon như con Hà với con Vy không thèm đâu à.
Mi từ trong bước ra, châm một câu:
- Lạy hồn! “Dzô
đây anh… dù trời mưa em vẫn đưa anh về… về tới đầu làng, con chim sáo nhỏ hót
vang rộn ràng…”
Cả đám cười xoà, Loan nhìn Mi rồi nhìn ra cửa:
- Ngày nào con Mi không hát chắc bão tới quá.
Mi liếng thoắng:
- Ờ, ngày nào con này không hát là không có khách
nha kung.
Vừa dứt câu, có hai người khách rẽ vào, Mi bún tay
cái chóc trước mặt Loan:
- Thấy chưa, chế mà!
Hai người khách vào phòng, gọi 2 ly café và 2 ly cam
vắt cho tiếp viên, Loan trêu:
- Chế mà, mở hàng hên thấy ghê!
Má Phượng nhìn Quy:
- Xuống kêu con Hà với con Vy vô đi.
Tèo ngồi bên cửa sổ, cứ ngóng tai vào trong. Nghe tiếng
cười nói thì thôi, miễn không nghe gì là hắn có vẻ sốt ruột. Mọi người nhìn
nhìn nhau, cười cười, má Phượng nói vừa đủ nghe:
- Thích đứa nào?
Tèo ngạc nhiên:
- Gì má?
- Tao hỏi mày thích đứa nào? Làm là không được thích
đào của quán nghen con.
Tèo gãi đầu:
- Làm gì có má.
- Nói vậy thôi, chứ mày thích con Hà ai hông biết,
chắc có mình con Hà không biết.
Tèo cười bẽn lẽn, không nói gì. Chợt, Vy vén màn bước
ra, mắt lấm lét nhìn mọi người, lí nhí:
- Đổi người dùm con cái nha má!
Xong con nhỏ đi nhanh thẳng ra nhà sau. Mọi người
nhìn nhau, Loan đứng dậy:
- Để dzô coi dzụ gì.
Má Phượng nhìn Quy, Quy thản nhiên:
- Kệ nó má!
* * *
Hà ra kêu tính tiền, Loan và một người khách cặp kè
ra ngoài trước, tới cửa, Loan nháy mắt với mọi người, cười ý nhị. Phòng trọ “mối”
của mấy chị em khá gần, đi bộ chút là tới. Mi chép miệng:
- Tướng ông đó không biết thọ với bà Loan không.
Quy phẩy tay:
- Nó đang cần “giải quyết” mà, có là mừng rồi.
Vị khách còn lại cũng lấy xe đi, má Phượng ngoắc Hà
lại gần:
- Hồi nãy chuyện gì vậy?
Hà nói vừa đủ nghe:
- Cha ngồi với con Vy, sờ bên ngoài chưa đã, luồn vô
trong, tháo móc áo nó…
Mọi người nhìn Quy, Quy cười xoà:
- Mất mát gì đâu, kệ nó, cho biết…
…
Chưa được bao lâu, đã thấy Loan lững thững về tới,
nét mặt có vẻ bực bội, Mi bâng quơ:
- Cái mặt này là sao ta? Cha đó nhìn cũng đâu “vạm vỡ”
gì lắm đâu. Mà được vậy bả mừng là đằng khác chứ?
Cả đám cười khúc khích. Loan vòng cửa sau đi lên, ngồi
phịch xuống cạnh Mi. Mi khều:
- Sao?
Loan gác chân lên ghế, xẵng giọng:
- Mziạ, đi dzới thằng quỹ này bực thêm.
Mọi người đồng thanh:
- Là sao?
Loan móc tờ 100 để lên bàn:
- Bán mấy chai bia đi má, uống xả xui.
Mi nhướng mài:
- Vã cũng vừa thôi má, gì có 100 vậy?
Loan khinh khỉnh:
- Thoả thuận 300. Mẹ! Chắc được 1 phút… chờ tiếp
chưa chắc thằng chả lên lại nổi, lên xong lại 1 phút chắc tao bóp d… nó quá.
Tao nói thôi, lấy anh 100 cho dzui, dzề tự xử đi cha, vậy cũng bày đặt đi chơi
gái.
Mọi người cười phá lên, má Phượng hỏi lại:
- Gì 1 phút… thiệt luôn hả?
Loan quả quyết:
- Nói dóc tui đi bằng đầu.
Má Phượng đánh vào đùi Loan:
- Xỉ nhục khách, làm mất khách nha mày.
Loan chề môi:
- Tui làm việc nghĩa nghen, lỡ bữa nào thằng cha đó
hứng đưa con Vy 20-30 chai kêu nó đi thì sao? Lần đầu mà gặp ông nội này, chắc
cắn lưỡi chết mẹ cho rồi, không chắc lãnh cảm suốt đời.
- Hahahahahaha…
Tiếng hỗn hợp những điệu cười vỡ ra, náo nhiệt một
góc đường…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét