Rau tập tàng - mình thích gọi thế vì đối với phần lớn mọi người chúng chỉ là cỏ dại, dù là dân Miền Tây chắc cũng không nhiều người biết ăn - hay biết chúng-có-thể-ăn-được.Có hai loài "cỏ dại" mình rất thích là rau Chay và rau Diệu. Thưở nhỏ nhà nghèo, bữa ăn hàng ngày luôn là những món "cây nhà lá vườn - cá sông, rau hè", cá - lươn - rắn - chim cò... đều có thể bắt về khá dễ dàng, rau thì quanh nhà có gì ăn nấy, "sang" thì mồng tơi, rau lang, rau muống, rau dền - vì cũng phải "trồng sơ sơ", còn rau Diệu với rau Chay thì khoẻ, cỏ dại mà, đất trống thì chúng mọc nhởn nhơ, có mưa thì tươi xanh mơn mởn...
Search trên google cả buổi không được cây rau Chay" nào "ngon" thì mọi người cũng hiểu, chỉ có 2-3 tấm ảnh, chắc do người ta thấy "hoa lạ" thì chộp.
Rau Chay luộc chấm nước tương, nước mắm, cá kho... chấm gì cũng ngon, rau Chay tính mát, ăn vào tối ngủ... khỏi đội nón. Phụ nữ mà ăn rau này thường, da mặt khỏi cần xài mỹ phẩm mất công. Đặc biệt, rau này giã ra, bỏ tí rượu vào, đắp lên mụn cũng mau hết. Thời nay miền quê đô thị hoá, nhà mình thuộc khu vực thành phố, quanh nhà có nhiêu đất trống đều được phủ xi măng, chả có rau cỏ nào mọc nữa...
Nếu rau Chay thường dùng để luộc thì rau Diệu dùng để nấu canh, vì rau Diệu có hậu ngọt nhẹ - thanh, rau Diệu nấu canh với các loại cá đồng hay với tép đều ngon, một vị ngon rất đặc biệt không thể lẫn với loại rau nào được. Không thích ăn "thuần rau Diệu" thì có thể nấu một nồi canh "tập tàng" đúng nghĩa, gồm hỗn hợp: Rau Diệu, Rau Chay, Mồng tơi, rau muống, rau Dền cơm, đọt Nhãn lồng. Bạn thử một lần xem, tôi cá là bạn sẽ không thể nào quên được...
Rau Diệu có hai loại, rau lá dài và rau lá tròn. Người không sành rất dễ nhầm rau Diệu với Cỏ mực, vì chúng rất giống nhau, nhất là khi chưa ra hoa, chỉ cần nhầm 1 cọng cỏ mực, kể như tiêu cả nồi canh, thế mới nói, "ăn cỏ" cũng phải có "nghề":
Miền tây ơi... Nhớ...
22/08/2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét