Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

[Truyện dài] Người dưng (Phần I)


Chương I

“Đêm mơ trăng vỡ làm đôi mảnh
Một mảnh người dưng, một mảnh ta
Kẻ đứng bên lề đâu dám mộng
Riêng mình trách phận một mình thôi…

[Truyện dài] Tiểu Phương... (Tiếp theo và hết)


Chương VII

Cô gái vẫn ngồi đó, bộ đồ ngủ trắng và chiếc mặt nạ Bướm đen huyền bí.

Hôm nay cô không đánh đàn.

[Truyện dài] Tiểu Phương…(phần I)


Chương I

Giới ăn chơi Sài thành gần đây kháo nhau một câu chuyện lạ. Ngoại ô Quận Bình Chánh, có một “động bàn tơ” nọ, chỉ có duy nhất một kỹ nữ và ông quản lý già. Động mở cửa đón khách từ 22h đến 5 giờ sáng. Lạ một điều nữa, khách vào phải tuân thủ điều kiện của cô kỹ nữ, điều kiện cực kỳ đơn giản: “Đoán đúng tên cô, và kể cô nghe câu truyện lạ nhất mà vị khách từng gặp”. Nếu đoán đúng, và câu truyện của khách làm cô cảm thấy thú vị, khách sẽ được tặng trọn 7 đêm cùng cô kỹ nữ hoàn toàn miễn phí. Nếu đoán sai, vị khách sẽ được cô tặng một vũ điệu, để lại 17 triệu và ra về.

[Truyện dài] Nguyệt...

Chương I


Võ Lâm... một thời để nhớ

Giang hồ nhiều sóng gió hiểm nguy, nhưng tất cả khó khăn ấy chỉ nhẹ như cơn gió thoảng nếu được bôn tẩu cùng với người tri kỷ. Để rồi sau bao nhiêu cách ngăn, thử thách, ta lại được sum vầy bên nhau, cùng ôn lại những kỷ niệm của một thuở ban đầu ....

Võ lâm: Em chờ ox...

Cuối đông rồi anh có hay không! Thành Đô vẫn rộn rang vó ngựa, rực rỡ xiêm y. Nhà của mình vẫn thế, vẫn hàng rào cũ, vẫn vách ván đơn sơ, cây Me Đất trước nhà trỗ hoa hồng phơn phớt, từng sợi hoa phơ phất giữa gió ngàn buông nhẹ giăng kín một khỏang sân. Hoa dường như cũng phân vân, khi mỗi chiều thấy em ngồi lẻ loi ngóng đợi… một người đi sao biền biệt chưa về…


Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXXVII)

TLP’s Story (Phần XXXVII)

Hơn mười ngày trôi qua... Hải vẫn chưa đến tìm tôi như đã hứa. Với chiếc radio nhỏ Khương cho mượn, ngoài giờ đến trường, tôi ngồi thu lu một góc trong phòng nghe nhạc, không biết làm gì... Quá nhiều thời gian trống, không một ai bên cạnh... Hải là người duy nhất tôi có thể hi vọng và chờ đợi, tôi luôn nhìn chăm chăm ra cửa, mong từng tiếng bước chân lên cầu thang, mong từng tiếng gõ cửa... Mỗi ngày, mỗi ngày...

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXXVI)

TLP’s Story (Phần XXXVI)

Chị T chở tôi về nhà Ngoại hai ở chợ TSN - GV. Ông ngoại hai là ông ngoại ruột của chị T, là anh của bà ngoại tôi. Dòng họ bên ngoại tôi đều là người miền Trung, có “phong tục gia đình” là không kêu bà bác, ông bác; bà dì, ông cậu, mà đều gọi là bà ngoại, ông ngoại. Tôi thấy điều đó cũng hay hay, có vẻ kéo mọi người xích gần nhau hơn.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXXV)

TLP’s Story (Phần XXXV)

Thời gian thi tốt nghiệp cuối cấp là thời gian tôi và ba lại căng thẳng với nhau. Cũng thời gian đó, mẹ tôi làm ăn thua lỗ lại bị giật nợ gì đó… nói chung là kinh tế rất khó khăn. Trong gia đình, ba mẹ tôi xài tiền riêng, mẹ có trách nhiệm lo sinh hoạt phí chung cho cả nhà lẫn chi tiêu lặt vặt của mấy chị em tôi, nhất là mọi chi phí liên quan đến tôi… ba tôi hiếm khi nhúng tay vào.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXXIV)

TLP’s Story (Phần XXXIV)

Đầu năm lớp 12, CLB Nối Vòng Tay Lớn của trường tổ chức đến thăm và tặng quà cho một viện dưỡng lão ở tỉnh. Viện cách trường 12 km, có lẽ con số ấy còn khá khiêm tốn đối với các thầy cô phụ trách đòan nên cuộc hành trình đầy khí thế của chúng tôi được tiến hành bằng phương tiện... tự túc. Quà được chở bằng Xe Lam, giáo viên đi xe máy, còn học sinh chúng tôi thì đi... xe đạp. "Đường xa... mỏi chân", mọi người nhanh chóng bắt cặp để thay phiên nhau làm... tài xế. Đám con gái ít ỏi trong CLB nhanh chóng tìm các "chàng trai... bị tình nguyện" để... không cần phải đổi tài. Mấy tên con trai đến ngỏ ý đi chung với tôi, tôi đều từ chối với lý do "không thích đi chung xe với con trai". Miệng nói là thế, nhưng mắt tôi luôn hướng về một người, trong lòng mong hắn sẽ tươi cười tiến lại tình nguyện làm tài xế cho tôi, nhưng "giấc mơ chỉ là giấc mơ", hắn cũng tươi cười nhưng là tươi cười làm tài xế cho một... tên con trai lạ hoắc trong CLB. Đòan xe ríu rít nối nhau đi, tôi ấm ức rủa thầm khi mình là người duy nhất trong đoàn phải đạp xe một mình. Tuy nhiên, tôi vẫn tự an ủi mình rằng: "Dù sao hắn cũng không đi chung xe với một... nhỏ nào", hắn mà đi chung xe với một cô nương xinh đẹp bất kỳ nào đó, nhất định khi về nhà tôi sẽ vẽ hắn thành mấy bức tranh; bức đem đốt đi, bức dùng để luyện... phóng phi tiêu, bức xé vụn thành từng mảnh nhỏ...

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXXIII)

TLP’s Story (Phần XXXIII)

Lớp 10, tôi có thêm một người bạn mới là bạn cùng xóm rất thân với Nghĩa từ thưở nhỏ. Tú họ Mai – cùng họ với Nghĩa, một cái họ mà tôi thấy lạ và hay hay. Tú vui tính, hay cười, lém lỉnh và học khá giỏi, dù gì cũng là học sinh lớp chọn của khối mà. Suốt thời cấp 3, những lúc xe tôi bị hư phải đi bộ đến trường, thì ra về lần nào cũng vậy, chỉ cần ra khỏi cổng đã thấy Tú dựng xe chờ sẵn tự khi nào dù thường ngày Tú không dùng xe đi học. Những hôm trời chuyển mưa, ra khỏi cổng Tú sẽ quăng vào rổ xe tôi một cái áo mưa vờ như… bố thí.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXXII)

TLP’s Story (Phần XXXII)

Thời phổ thông, tôi đã từng… 2 lần bỏ nhà ra đi. Một lần là năm lớp 10. Số là ba tôi có nuôi mấy con gà đá và mấy con gà mái để gây giống. Lần đó, một trong các nàng gà mái đã ấp được một bầy con hơn chục đứa. Chiều nọ, như thường lệ, ba tôi ngồi cho gà ăn và điểm danh trước khi lùa chúng vào chuồng, đếm đi đếm lại, ông thấy mất một chú gà con, mà theo như “xem chân xem cẳng”, đó sẽ là một… chàng mãnh tướng tương lai với những chiến thắng vẻ vang trên bước đường chinh phạt. Tìm kiếm khắp nơi, ông xót xa khi thấy chàng mãnh tướng đang… phơi thây trong… một thau nước phía sau nhà. Nổi trận cuồng phong, ông lao vào nhà như cơn lốc tát cho tôi một phát cắm đầu khi đang cất đồ ăn vào tủ chén, ông gào lên căm phẫn:

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXXI)

TLP’s Story (Phần XXXI)

Đôi khi nghĩ lại, tôi thấy mình cũng là người có tính… nhẫn tâm tiềm ẩn. Ngày đó, không nhớ rõ là năm nào, nhưng có lẽ khoảng năm lớp 8. Trong một lần đi đâu đó, tôi tình cờ nhặt được một chú vịt con lạc mẹ nằm chơ vơ trong khóm cỏ ven đường. Tôi mang chú về cắt đuôi cụt lủn, ngày ngày chăm lo bầu bạn. Chú vịt lớn nhanh như thổi, không bao lâu đã mập mạp và trắng phổng phao. Chú cứ như một chú chó con ngoan ngoãn mà chẳng giống một chú vịt tẹo nào, lúc nào cũng lẽo đẽo theo tôi khắp trong nhà ngoài ngõ, kêu một tiếng là biết “cạp, cạp” trả lời. Vỗ tay một cái là lạch bạch chạy đến sà vào lòng để tôi ôm ấp. Ôm chú này không bằng ôm Binô, nhưng cảm giác cũng ấm áp và thân thương lắm.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXX)

TLP’s Story (Phần XXX)

Từ nhỏ, tôi vốn không có khái niệm về cái được gọi là “sinh nhật”. Mặc dù từ năm lớp 8, mỗi năm đến ngày sinh của tôi, thành viên trong nhóm “ngũ quỹ” luôn gởi thiệp chúc mừng, tôi thấy vui vui, nhưng cũng không quan tâm cho lắm.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXIX)

TLP’s Story (Phần XXIX)

Sang năm 11, tôi và Linh kết nạp thêm 1 người bạn thân mới là Lan Dung. Cho đến bây giờ (2008), 3 chúng tôi vẫn là bạn rất thân. Chỉ khác là khi tôi và Linh vẫn còn phòng không gối chiếc, thì Dung đã có một mái gia đình hạnh phúc bên anh chồng hóm hỉnh và cậu con trai 3 tuổi thông minh, đáng yêu, ngoan ngoãn.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXVIII)

TLP’s Story (Phần XXVIII)

Từ khi mặc áo dài đi học, mỗi năm tôi chỉ được may đúng 1 bộ áo dài bằng vải rẻ tiền. Vì ngày nào cũng giặt nên sau một năm học, bộ áo dài vừa cũ, vừa rách, chẳng dùng được đến năm sau. Năm lớp 8, lớp 9, tôi chằng nhận thấy gì. Sang lớp 10, nhìn bạn bè 4 – 5 bộ áo dài toàn vải đắt tiền tuyệt đẹp, tôi thấy tủi thân kinh khủng. Và lần đầu tiên, tôi bắt đầu muốn mình đẹp hơn. Nhưng đó cũng chỉ là suy nghĩ thoáng qua nhất thời, tôi biết mình không thể. Liệu khi có một một bộ áo dài đẹp, tôi trông có đài các như Châu (Tên người con gái mà mọi người đang nói là bạn gái Phú)… Chắc là không thể…

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXVII)

TLP’s Story (Phần XXVII)

Đầu năm lớp 10, tôi xin gia đình được đi học thêm 1 tuần 3 buổi tối ở trường. Sau khi thuyết phục mãi, mẹ tôi cũng đồng ý. Thật ra, tôi chẳng thích học thêm và thấy sức học của mình cũng không cần phải học thêm. Tôi muốn dùng thời gian đó trốn đi học võ. Số tiền nhuận bút ít ỏi nhưng đều đặn hàng tháng, tích cóp từ năm lớp 9, khi tôi được một chú bên nhà xuất bản giới thiệu qua gởi bài cộng tác với một tạp chí của Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, cũng đủ cho giấc mơ ấp ủ của tôi. Vì đi học võ phải có tiền mua võ phục, tiền học hàng tháng, mà mẹ thì chỉ cho tôi đủ tiền gởi xe đi học. Ba tôi luôn cấm tôi học võ, dù từ nhỏ tôi đã rất yêu thích môn thể thao này. Vì ba sợ một ngày khi ba đánh tôi, tôi sẽ phản công.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXVI)

TLP’s Story (Phần XXVI)

Từ nhỏ đến hết năm lớp 10, phía trái sân nhà tôi lúc nào cũng có 1 cây rơm. Cứ đến mùa thu hoạch lúa, cây rơm lại vươn cao, hăng hắc mùi rạ mới. Lúc này, trò chơi thú vị nhất của tôi là trèo được lên đỉnh cây rơm cao hơn 5m, rồi lăn cù cù xuống; xong lại leo lên, khi nào mệt mới thôi. Cây rơm mới thẳng đứng, rất khó trèo, nên việc “chinh phục” mang lại cho tôi cảm giác cực kỳ thú vị, lâu ngày thì ngọn rơm thấp dần và có độ lài hơn, nên chẳng mấy khó nữa. Đứng từ ngọn rơm mới toanh nhìn xuống, tôi có cảm giác mình như một vì vua, đang đứng trên cả dãy sơn hà và sắp chạm đến những vì tinh tú…

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXV)

TLP’s Story (Phần XXV)

Thời gian vẫn trôi qua cuộc đời của mỗi người như những vòng xe, cứ lăn mãi trên những nẻo đường bất tận. Với những người may mắn có những tháng ngày vui tươi, hạnh phúc, họ sẽ cảm thấy thời gian trôi qua thật nhanh. Và có lẽ, với những người chẳng may sống trong những trang đời không may mắn, sẽ cảm thấy thời gian như chậm lại, dài hơn…

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXIV)

TLP’s Story (Phần XXIV)

…Cuộc đời là như thế nào nhỉ… Nếu sinh con ra mà không yêu thương nó, thà để nó chết trong bụng mẹ còn hơn…

Có người đọc tự truyện của tôi và hỏi tôi rằng: “Em viết vì muốn ai đó thương hại em sao?”.

Tự truyện của tôi là quá khứ, tôi của bây giờ là hiện tại…

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXIII)

TLP’s Story (Phần XXIII)

Tôi trở về với mái lá của tôi
Hoa Tràm trắng mông mênh mùa nước nổi
Đom đóm lập loè khoảng sân vừa tối
Gió lưng trời đêm vỗ giấc… xa xôi

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXII)

TLP’s Story (Phần XXII)

Mùi cỏ non mát dịu còn vươn chút lạnh của sương đêm níu lấy chân tôi như một cái ôm trìu mến. Căn nhà nhỏ quen thuộc hiện ra, với khỏang sân xơ xác và trống vắng. Đâu rồi vườn hoa của tôi…

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XXI)

TLP’s Story (Phần XXI)

Trên đường về Cà Mau, mẹ con tôi ghé qua Hàm Tân thăm bà con bên Ngoại. Nơi tôi ghé là một huyện nghèo heo hút… lơ đãng trong bạt ngàn gió núi với những con đường nhấp nhô gợn sóng. Đường vắng, khu thưa dân cư, không có xe thồ, không có xe ôm. Nhà ông bác tôi lại không có một chiếc xe nào, đi đâu cũng chỉ có một giải pháp duy nhất là đi bộ. Hết lên dốc rồi lại xuống dốc, từng con dốc nhỏ nối tiếp nhau… phải nói là mỏi chân hết biết.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XX)

TLP’s Story (Phần XX)

Lúc học xong HK1, mẹ dắt Ngân, Duyên (em út tôi, lúc này mới 3 tuổi) ra Fangrang ở cùng tôi. Hình như ba và mẹ ở nhà có nhiều bất đồng gì đó. Lúc đó Ngân đang học lớp 1, được vào học tiếp HK2 chung lớp với con dì hai. Dì hai làm y sĩ ở bệnh viện Ninh Thuận. Thời gian đó mới đấu thầu bãi giữ xe của bệnh viện. Thế là mẹ tôi và dì ba bắt đầu công việc mới – giữ xe cho hợp đồng của dì hai, mỗi người được dì hai trả công 600.000/tháng.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XIX)

TLP’s Story (Phần XIX)

(Ngoài lề một chút)… Những giáo viên dạy Văn yêu mến tôi luôn thắc mắc vì sao tôi không lập nổi… một cái dàn ý mà có thể viết Văn hay. Thật lòng mà nói, viết Văn đối với tôi như một thói quen về ngôn ngữ được hình thành sẵn trong tiềm thức tự khi nào. Tôi không thích học Văn… Tôi thích học Tóan. Tôi đến với Văn học theo cảm nhận của chính tôi mà thôi, nếu bắt tôi ngồi làm bài tập từ ngữ, ngữ pháp, hay lập dàn ý… Thật sự tôi không làm được. Cũng như tôi thích làm thơ, nhưng không quan tâm lắm về cấu trúc, thanh âm… những qui luật về thơ. Tôi thích viết thế thì tôi viết. Đã từng có người thích đọc thơ tôi, đem ra phân tích theo thể lọai gì đó, thanh âm gì đó… Có lẽ họ sẽ không tin nếu tôi nói tôi không có chủ định tuân theo bất kỳ một qui tắc nào khi viết thơ… Hên thì đúng, không hên thì sai… Và đó là tôi.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XVIII)

TLP’s Story (Phần XVIII)

Năm lớp 7, hai môn học tôi sợ nhất là môn Anh Văn và… Sinh Vật. Và một môn tôi… dở đều khác là môn… thể dục. Năm lớp 6 ở Cà Mau, môn Anh của tôi chỉ vừa đủ điểm để không… thi lại. Các bạn ở Fangrang thì khác, họ học Anh Văn rất giỏi. Các giờ học khác tôi tự tin bao nhiêu, thì đến giờ Anh Văn tôi lại… toát mồ hôi hột bấy nhiu. Tôi cảm thấy căng thẳng, nặng nề, khi cô đọc – các bạn nói – tôi không thể hiểu gì. Hai tháng đầu tiên của năm học, điểm trung bình môn Anh của tôi xếp thứ 3 trong lớp từ… dưới đếm lên.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XVII)

TLP’s Story (Phần XVII)

Sau màn… làm quen chớp nhoáng lúc tan trường. Hôm sau đó, tôi và Sơn bắt đầu trở thành bạn. Mỗi ngày, thường thì nhỏ bạn ngồi gần đến giờ sẽ ghé rủ tôi đi học, về cho tôi quá giang về, từ ngày ra khỏi cổng trường là có Sơn xuất hiện cùng, nhỏ bắt đầu lên xe… tháo chạy và quăng lại cho tôi một tràng cười đầy ngụ ý. Thế là từ đó tôi bắt đầu hành trình… đi bộ thường niên. (huhu…). Vì tôi nhất quyết không… đi chung xe với con trai. Cứ mỗi trưa, Sơn sẽ đứng chờ tôi trước cổng rào, 1 tay dắt chiếc sườn ngang ngổ ngáo và… cuốc bộ cùng tôi. Tan học, lại một tay dắt xe – một tay… đút túi quần rảo bước theo tôi đến tận nhà rồi mới lên xe chạy. Có hôm, đi qua một ngã ba, tôi nghe hai người lớn xầm xì lúc đi ngang hai đứa: “Con nít bây giờ ghê quá, mới tí tuổi đã lãng mạng rồi”. Tôi mắc cỡ cuối gầm mặt bước đi không nói một lời. Sơn cũng hơi bối rối, ấp úng: “Coi như xe hư đi bộ chung không được hả trời, chắc lần sau xì bánh xe cho chắc ăn”…

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XVI)

TLP’s Story (Phần XVI)

Trong sân nhà dì tôi, có một chiếc võng và một cái tủ sách đủ loại hoành tráng như một căn nhà chòi nhỏ. Tôi đã mất 3 tháng để đọc hết tủ sách đó vào thời gian rảnh. Tôi không nhớ đã dung nạp bao nhiêu thứ vào đầu. Nhưng đọc sách là thú vui mà tôi cảm thấy dễ chịu nhất.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XV)

TLP’s Story (Phần XV)

Đường từ nhà dì tôi tới trường là một đoạn ngắn chừng 1 km. Dọc đường có đoạn bên trái là một vườn Huệ trắng, bên phải là một khoảng đất rộng đầy cây dại chẳng rõ tên gì, chúng toả ra một mùi chan chát đậm, rất đặc trưng. Thời gian đầu tôi rất ghét mùi này, lần nào đi ngang cũng nín thở bước nhanh. Nhưng dần dần, đâm quen, tôi cảm giác chúng như một người bạn nơi xứ lạ. Sau này khi không còn ở Fangrang, đôi khi tôi lại nhơ nhớ cái mùi là lạ ấy.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XIV)

TLP’s Story (Phần XIV)

Fangrang đón tôi vào một sớm cuối hạ trời trong, những tia nắng đầu ngày bắt đầu soi qua vầng trán cao nóng hổi. Tôi như chú vịt con lạc mẹ, lẽo đẽo nắm áo dì ba, ngơ ngác nhìn quanh sau một chuyến đi dài.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XIII)

TLP’s Story (Phần XIII)

Mặc dù không đi buôn bán xa nhà nữa, nhưng tôi với mẹ cũng ít có dịp gặp nhau. Sáng, mẹ chuẩn bị “đồ nghề”, cọc cạch đạp xe ra chợ đón lấy hàng khi tôi còn đang ngon giấc. Chiều, thường hơn 6h tôi đã chui vô mùng ngủ, hơn 7h mẹ mới về đến nhà. Ngày ngày, về qua từng con phố nhộn nhịp người xe – quần là áo lụa, tôi bắt đầu biết mình nghèo, biết mẹ tôi vất vả hơn nhiều so với những người phụ nữ cùng độ tuổi. Cuộc sống bên ngoài cái xóm nhỏ của tôi không thanh bình và giản dị một chút nào, và con người bên-ngoài-xóm-tôi cũng thế. Nhưng tôi hài lòng với những gì mình có. Cuối năm lớp 6, tôi viết bài thơ đầu tiên dành cho mẹ (Đây là bài thơ duy nhất tôi viết về mẹ cho đến thời điểm này – 2008, bài thơ này cũng là bài thơ đầu tiên tôi gởi đăng báo mấy năm sau đó).

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XII)

TLP's Story (Phần XII)

Ngoại qua đời, mẹ không đi theo người ta buôn bán xa nữa mà về sang một cái sạp nhỏ ở chợ ngoài thị xã bán trái cây và hột vịt. Biết tôi ước có được một chiếc đồng hồ đeo tay, ngày tôi vào lớp 6, mẹ mua tặng tôi một cái đồng hồ điện tử, nhưng dường như lúc đó tôi không còn phân biệt được đâu là niềm vui nữa.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần XI)

TLP’ Story (Phần XI)

Dạo này tự nhiên bị ho, uống thuốc mãi ko hết, nhớ hồi nhỏ mỗi lần bị ho, ngoại tôi hay mua về 1 trái Khóm, để nguyên vỏ, lấy 1 thanh tre vuốt nhọn xuyên từ trước ra sau, ghim chỏng ngược xuống đất, chất một mớ rơm lên, châm lửa đốt. Khi rơm cháy hết, ngoại lôi trái Khóm ra, gọt vỏ, vắt lấy nước cho tôi uống, xác còn lại cho tôi ăn. Chẳng biết bài thuốc đó ngoại lấy từ đâu, nhưng cứ mỗi năm đến mùa mưa - lạnh phổi - tôi lên cơn ho, đó là bài thuốc hữu hiệu nhất của tôi, suốt những năm còn ngoại…

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần X)

TLP’ Story (phần X)

Ngày xưa, bên trái nhà tôi là một hàng Tràm nước. Hương hoa Tràm ngọt dịu mùi mật Ong xen lẫn mùi lá xanh ngai ngái, hít vào có cảm giác thư thái đến kỳ lạ. Vào mùa nắng, từng chùm hoa trắng chen qua kẻ lá, bừng lên sáng một góc trời, ngan ngát cả không gian. Ấy là chưa kể đến những giây Nhãn Lồng mềm mại với những chiếc râu dài tua tủa, cứ níu lấy từng tán lá Tràm, vươn cao đón nắng. Đến độ, những bông hoa trắng nhụy tím nở bung ra, đẹp lung linh. Mặc dù rất thích hoa Nhãn Lồng, nhưng tôi luôn dằn lòng không hái chúng, để chờ một thời gian không lâu sau đó, từng đóa hoa sẽ được thay thế bằng một trái Nhãn Lồng chín mọng nằm gọn trong chiếc túi lưới vàng xinh xắn, đung đưa trong gió đầy mời gọi. Lớn lên, vô tình tôi có một sở thích kỳ lạ, hoa càng đẹp, tôi càng thích ngắm chúng trên cành, chứ không thích hái. Có lẽ vì thế mà tôi đặc biệt yêu loài Phong Lan rừng hoang dã.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần IX)

TLP's Story (phần IX)

Sang lớp 5, tôi phải chuyển ra trường ngoài thị xã học. Trường cách nhà tôi hơn 3km. Hàng ngày tôi phải dậy từ 5h sáng, chuẩn bị và đi bộ đến trường. Xóm tôi chỉ có 2 đứa nữa học chung trường với tôi, nhưng lại khác buổi, nên mỗi sáng tôi phải đến trường một mình.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần VIII)

TLP's Story (Phần VIII)

Thời cấp I, tôi học trong một ngôi trường nhỏ chỉ có 2 phòng học – 2 lớp buổi sáng và 2 lớp buổi chiều, từ lớp 1đến lớp 4, chứ không có 1 khối gồm nhiều lớp A, B, C, D… như bây giờ. Trường tôi khá cũ kĩ, nằm trong khoản không gian rộng. Bên trái là một hàng Bình Bát, có trái quanh năm. Và vì bà con trong xóm thường mượn sân trường suốt lúa vào mùa hè, nên bên phải dãy phòng học là một cây rơm cao – địa điểm lý tưởng cho những trò vật nhau giờ ra chơi của tôi và… bọn con trai trong trường . (Vì đám con gái ngoài tôi ra chẳng ai chơi trò này cả). Cứ trèo lên đỉnh cây rơm, rồi vật nhau xem đứa nào lăn xuống trước. Cứ đến giờ vô học người đứa nào cũng đầy mùi rơm rạ, tóc tai bù xù. (Sau này, người có thể làm tôi bỏ trò chơi… bạo lực này là thầy chủ nhiệm năm lớp 4 của tôi.). Trước sân trường là 1 cây Bần già, dáng đứng nghiêng nghiêng với vòm tán rộng, học trò trong trường hay tập họp thành vòng tròn quanh gốc Bần chơi trò “xay bòn bon”. Tôi còn chưa thấy cây Bần ra hoa được lần nào thì đến năm 1997, một cơn bão ập về Cà Mau, cuốn dáng Bần nằm chỏng trơ gốc rễ sau một đêm vần vũ.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần VII)

TLP's Story (Phần VII)

Lúc nhỏ bên hông nhà tôi có một cái hồ sen rất đẹp. Sen sống rất mạnh mẽ, len lỏi vào lòng đất mọc tràn lên cả lối đi. Đôi khi trên lối vào nhà có một chiếc lá sen chơ vơ lay lay, hay một đoá sen nở chỏng trơ, rực rỡ cứ như có ai vừa hái dưới hồ cắm xuống. Đẹp kì lạ và thú vị. Con nít xóm tôi thường hái lá sen làm dù che nắng mỗi khi đi chơi long nhong ngoài đường, hoặc thái sợi làm hủ tiếu chơi bán đồ hàng. Tôi có một bộ đồ hàng bằng nhôm rất hoàng tráng ngoại mua từ Sài Gòn về. Có đủ tất cả các vật dụng như: Bếp lò, soong, chảo, chén, đũa, rổ, dĩa..v.v…Có thể nấu thật được luôn và đủ cho cả bọn khoảng 10 đứa chơi. Đó là món đồ chơi duy nhất mà tôi có suốt thời thơ ấu. Tôi quý bộ đồ hàng này lắm, chơi xong là rửa xạch, lau khô cất giữ cẩn thận. Nhưng sau này lớn lên lại không nhớ bị lạc mất từ lúc nào. Có lẽ do quá nhiều thay đổi trong cuộc sống.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần VI)

TLP's Story! (Phan VI)

Vào khoảng năm 1988, khu vực trong vòng bán kính 1km quanh nhà tôi chỉ có 1 gia đình duy nhất là có tivi. Đây là gia đình duy nhất có cổng rào ở xóm tôi, mà còn là một cổng rào bằng sắt rất kiên cố - đi kèm với một ổ khóa to vật vã, hai bên sườn là hai hãy hoa giấy dài - rậm rạp và rực rỡ. Tôi thích nhất giàn hoa giấy của ngôi nhà này. Chiều chiều thường thả bộ đi tới đi lui nhìn vu vơ vì một cảm xúc gì chính tôi cũng không rõ nữa... Đôi khi buổi trưa buồn, tôi lẻn Ngoại đến ngồi trước cổng rào một mình hàng giờ đồng hồ. Chẳng để làm gì cả, chỉ đơn giản tôi thích cái cảm giác ngồi giữa dãy hàng rào xanh um mát rượi điểm chút sắc hồng để nhìn ra khoảng không của vùng trời nắng đến mênh mông... Có đôi khi gối đầu thả hồn theo từng cơn gió thoảng nhè nhẹ sau lưng... Tôi mơ giấc mơ về một hoàng tử bước ra từ cánh của của một khu vườn cổ tích...

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần V)

TLP's Story! (Phan V)

Hồi nhỏ, tôi rất ham học. Nhà tôi nằm cách một ngôi trường tiểu học không đầy 50m. Hàng ngày tôi cứ thoắt tới thoắt lui, hết về nhà lại sang tựa cửa xem các lớp ê a đọc bài rồi lanh lảnh đọc theo mà không biết chán dù chỉ là học vẹt. Cũng có lẽ ngày xưa trẻ con xóm tôi chẳng có gì để chơi nên tôi đâm...rảnh. Mấy đứa bạn trong xóm tôi những tháng hè thì phải tranh thủ theo cha mẹ lao động để mưu sinh. Nhập học thì vừa làm vừa học, không có bao nhiêu thời gian dành cho tôi trừ buổi tối, nên ban ngày, tôi chẳng có ai chơi ngoài bà ngoại, và chẳng có gì chơi ngoài đi lòng vòng xem hoa xem cỏ và...xem dạy học.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần IV)

TLP's Story! (Phan IV)

Đôi lúc nhìn về ngày xưa, chính tôi cũng không thể tin được mình đã từng có một thời gian sống trong một thế giới cứ như là cổ tích - từ khi tôi sinh ra cho đến khi tôi 11 tuổi, cách đây từ 12 - 23 năm. Một con số không nhiều. Có lẽ không phải do xã hội phát triển quá nhanh, mà ngày xưa nhà tôi - hay nói chung là xóm tôi - đã phát triển quá chậm. Nhưng tôi thầm cảm ơn điều đó, vì những điều đó đã mang lại cho tôi một tuổi thơ quá trong sáng và quá đẹp. Tôi bắt đầu nhận ra những suy nghĩ của mình thật ngớ ngẩn vào năm đầu tiên khi tôi bước chân vào ĐH. Tình cờ trong một lần nói chuyện, không nhớ rõ là đang bàn về vấn đề gì, nhưng những người bạn chung lớp của tôi có một câu nói đại khái như: "Cái nồi cơm điện nhà tao, mẹ tao nói mua từ năm 1984, bền kinh khủng. Không như nồi cơm điện bây giờ, xài khoảng 2 năm là nên thay cái khác". Tôi ngớ người: "Ủa, năm 1984 đã có nồi cơm điện rồi à". Cả đám bạn tròn xoe mắt quay sang nhìn tôi: "Trời, có từ đời nào rồi chị hai chứ đâu phải năm 1984". Hix..Đến năm 1996 nhà tôi mới bắt đầu xài nồi cơm điện (cái chính là từ năm 1994 trở về trước nhà tôi còn nghèo), nên tôi cứ tưởng năm 1996 ở Việt Nam mới bắt đầu có nồi cơm điện cơ (hix..)... Hôm đó về nhà tôi mới bắt đầu "xoay ngược lịch sử...xóm tôi", vì từ nhỏ cho đến khi học xong 12, ngoài giờ đi học tôi chỉ ở quẩn quanh trong xóm. Tôi ít đi chơi và thường tiếp bạn bè tại nhà. Tôi đọc sách nhiều, nhưng chỉ đọc truyện tranh, sách văn học và những sách chuyên về thiên văn. Nhìn lại mới thấy lúc nhỏ mình hoàn toàn mù tịt về sự phát triển của xã hội.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần III)

TLP's Story! (Phan III)

Nhà tôi ở thị xã, nhà Nội tôi thì ở trong ruộng. Gia đình Nội tôi sống rất đúng kiểu phong kiến thời xưa - "Phu xướng phụ tùy". Bà Nội là người đầu tiên không bao giờ được cãi lời ông Nội trong tất cả những việc lớn nhỏ. Các cô ngoài giờ đi học nhất nhất phải ở nhà, không được đi đâu, gặp ai (nhất là con trai), quần áo chỉ có hai style duy nhất là đồ bộ và bà ba dù là bao nhiêu tuổi. Tất cả những gì ông Nội nói đều đúng và đều là mệnh lệnh (dù không phải lúc nào ông Nội cũng đúng), và mọi mệnh lệnh dù vô lý hay khó khăn đến đâu đều phải được chấp hành, ( ví dụ như bỗng nhiên một ngày đẹp trời, 3 giờ sáng ông không ngủ được, thức dậy đi lanh quanh, thì bà Nội hay cô nào phải biết ông đã thức mà dậy pha ngay một bình trà nóng. Khi uống trà xong, bỗng nhiên ông thèm một bát cháo gà, ngay lập tức - các cô tôi phải dậy đuổi gà làm thịt nấu cho kịp một nồi cháo cho ông thưởng thức...). Đôi khi tôi thấy cách sống ấy cũng hay hay, đôi khi lại thấy không thích lắm và cứ thấy tội tội bà nội và các cô. Đến bửa ăn ở nhà Nội, cơm luôn được chia làm hai mâm. Mâm "nhà trên" dành cho ông bà Nội và các chú, mâm "nhà dưới" thì dành cho các cô, riêng tôi khi nào về chơi thì luôn được ăn chung với ông Nội - đó là một "đặc ân" mà không phải đứa cháu nào cũng được ^^ (Nội tôi có 13 người con và rất nhiều cháu). ông Nội luôn tự hào khoe với dòng họ tôi là đứa cháu cưng nhất vì tôi thông minh và học giỏi nhất *_*, nên luôn có sự ưu đãi đặc biệt với tôi, thành ra cũng không ít anh chị em bà con không ưa tôi lắm dù tôi luôn cố hòa đồng với họ.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần II)

TLP's Story! (Phan II)

Vì lập gia đình sớm lại học hành dang dở, nên sinh tôi không bao lâu Mẹ tôi theo một ngừơi quen đi học buôn bán, khoảng 1 tháng mới về một lần. Khi tôi được khoảng 3 tuổi, mỗi lần về Mẹ thường mua quà cho tôi, khi thì trái ổi, khi thì cây kẹo. Có khi về Mẹ mang theo một bao bông gòn, rồi nhờ Ngoại chỉ, ngồi cặm cụi may gối ôm cho tôi với khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc, trong khi từ nhỏ đến lớn Mẹ chưa biết cầm kim. Khi thì Mẹ về đi chặt tre làm cần câu rồi dắt tôi đi câu cá, đi mỏi mòn cả ngày trời vòng vòng quanh xóm mà không câu được con cá nào, nhìn mặt Mẹ buồn thiu mà thương đến lạ. Mẹ tôi thương tôi bằng một tình yêu ngây thơ và rất trẻ con, sau này lớn lên, tôi cũng yêu Mẹ tôi nhất ở điểm đó.

Tự truyện: Cỏ Hát (Phần I)

TLP's Story...(Phan I)

Nằm trong bụng mẹ được 7,5 tháng, háo hức muốn biết thế giới bên ngoài, tôi cất tiếng khóc chào đời với hình hài bé nhỏ chỉ 1,6 kg. Mẹ tôi là con út của bà Ngoại trong gia đình có 3 chị em gái, ông Ngoại tôi trở thành liệt sĩ khi mẹ tôi chỉ mới tượng hình trong bụng Ngoại, bao nhiêu năm một mình gồng gánh nuôi 3 đứa con gái lớn khôn, nay tôi là đứa cháu đầu tiên của Ngoại, đối với Ngoại là một niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Người bạn nhỏ...

Lần đầu tiên hắn đến nhà nó, phải nói là nó ghét hắn kinh khủng. Nó ghét sự mất vệ sinh. Ở thành phố, lại ở nhà thuê, nuôi động vật quả là nhiều bất tiện. Nhưng của thằng em gởi, cũng khó từ chối. Chứ đã 18 năm rồi, từ khi Bino thân thương của nó mất đi, nó tự nhủ rằng nó không bao giờ nuôi bất kỳ con vật nào nữa.

Trữ nước mưa cho mùa hạn - văn hoá nông thôn miền Tây xưa

Miền Tây có nhiều nét đẹp văn hoá mang đậm chất nông thôn. Có những thứ mang giá trị về văn hoá rõ rệt, sâu sắc, được nhiều người biết đến qua sách báo và dân gian. Riêng tôi, với cảm nhận của mình, tôi thấy Miền tây còn nhiều chi tiết nhỏ có lẽ chưa từng được viết trên phương tiện truyền thông, nhưng nếu không nhắc đến không thể hoàn thiện bức tranh "văn hoá người Miền tây" được.

Bạn!

Đã đôi lần nó viết về bạn. Nhưng thường là những dòng bâng quơ vô thưởng vô phạt sau những cuộc điện thoại lan man nào đó.

Tìm lại... ngày xưa...

Ngày đó, lúc Internet chưa phổ biến như bây giờ, nó là cô sinh viên tỉnh lẻ, lần đầu lên Sài Gòn, dù chưa có máy vi tính, cũng lọ mọ ra tiệm Net học lên mạng… học chat yahoo… Nó chỉ nghĩ đơn giản một thân một mình nơi xứ lạ, có thêm bạn dù sao vẫn tốt hơn.

Chủ nhật

Ta viết thơ cho Chủ nhật
Trời trong, mưa khẽ,... thầm thì
Một thoáng Bình minh rất nhẹ
Sưởi hờ dăm cánh Chim di...

Viết cho một người...

Sắp đến ngày 20/10... Viết đôi dòng cho người phụ nữ mà nó yêu thương nhất...

Ước gì... có thể có cánh cửa thần kỳ của Đoremon... để quay lại ngày xưa... dù chỉ 1 lần...

Chiều mưa qua phố…

Một ngày khá thuận lợi trong công việc, nó thong thả rong xe về nhà, nhìn phố phường bỗng dịu hẳn sau cặp kính râm màu trà nhạt. 

8/3, Tản mạn về “thiên chức” làm mẹ và… làm mọi

Nói về “thiên chức” làm mẹ của chị em phụ nữ, chắc hẳn trên đời này từ già trẻ bé lớn không ai là không biết. Nhưng nhìn chung đa số mọi người chưa hiểu đúng hoặc cố tình không hiểu đúng về hai chữ “thiên chức” này, bao nhiêu thế hệ qua đi, cho đến ngày nay, trong tư tưởng mọi người và đặc biệt là các quí ông, cái gọi là “thiên chức” vốn không được để cao ở sự làm mẹ mà chỉ được nhấn mạnh ở điểm… làm mọi.

Viết cho ngày 20-11

Mỗi ngày trôi qua của tôi là một quỹ thời gian rất hạn hẹp cho lỉnh kỉnh những việc cần làm. Sắp đến ngày Nhà Giáo, cách ngày 20/11 khoảng một tuần tôi đã hỏi kỹ em trai là ngày nào ở trường làm lễ, để còn sắp xếp thời gian chuẩn bị quà cho nhóc tặng thầy chủ nhiệm. Thực ra thầy chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cả lớp nhóc đã góp tiền mua quà đầy đủ rồi, nhưng tôi vẫn thích dànhriêng một món quà cho giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên mà mình yêu mến nhất.

Chuyện tình Hoa mắc cỡ...

Nó sinh ra trong một xóm nhỏ hiền hoà nơi miền cực Nam tổ quốc, ngôi trường tiểu học đầu tiên của nó chỉ là căn xi măng lợp thiếc tềnh toàng có hai phòng học, 4 khối lớp mỗi khối đúng một lớp chia 2 sáng - 2 chiều. Thưở đó nó có khá nhiều bạn, vừa bạn học vừa bạn hàng xóm, rất vui, dù từ lớp 1 đến lớp 4 ngoài việc học nó chỉ quanh quẩn trong phạm vi xóm, gần như không tiếp xúc gì với thế giới bên ngoài. Thưở đó, xóm nó còn nghèo lắm.

Về Miền Tây tát đìa, thử thú bắt hôi

Tát đìa, là một hoạt động đánh bắt cá đặc trưng của vùng Miền Tây Nam Bộ. Thông thường, tát đìa là việc thu hoạch cá sinh trưởng tự nhiên trong những ao, đầm, mương rạch… có sẵn, hoặc những ao nhà được thả cá nuôi thêm không có chủ ý kinh doanh. Với đối tượng nuôi cá mang tính thương mại, họ sẽ đầu tư cho việc đánh bắt định kỳ thường gọi là “xổ vuông”.

Vu lan Nhớ Ngoại

Vu Lan năm nào trời cũng mưa ngâu
Rả rích trần ai điệu buồn tháng bảy
Gió chở về đâu những chiều phương ấy
Lẫn tiếng chuông chùa lời nguyện phương đây

Cơm nguội - mắm sống

Haizz... Tự dưng sáng nay nghe một người bạn nói thích ăn cơm nguội với mắm sống làm mình "bỗng dưng... phát thèm", xa quê gần 10 năm rồi, cái xứ SG tất bật có tgian đâu mà nấu nướng, ngoài thời gian làm việc, xã giao, gặp gỡ bạn bè... tgian còn lại không đủ dành cho "bạn ngủ, bạn nghỉ"; với lại ở 1 mình, nấu nướng chi cho nó phiền, nhiều lúc thèm lạ lùng mấy món cỏ nội hương đồng... Thật ra thì cũng làm để ăn được chứ hông phải không, nhưng "ghét cái thói" của con người mình, ăn món quê phải ngồi trên đất quê mà ăn... vậy nó mới ngon...

Nhớ quá rau tập tàng...

Rau tập tàng - mình thích gọi thế vì đối với phần lớn mọi người chúng chỉ là cỏ dại, dù là dân Miền Tây chắc cũng không nhiều người biết ăn - hay biết chúng-có-thể-ăn-được.

Hạ vàng

Viết cho nắng, gió, màu vàng, và…

Tháng 4 rồi. Một mùa xuân vội vã đi qua.Vội vã đến mức ta chưa cảm được chút xuân nào cho riêng mình, đã không kịp níu chút tàn dư mỏng mảnh…

Gọi Xuân

Đương Thu
Em muốn thay mùa

Nhớ...

Tuổi lên tám muốn mua quà tặng ngoại
Ngó sau nhà rau dại tốt đầy sân
Lén lấy thau, chân đất với đầu trần
Cần mẫn hái từng ngọn non dài nhất
Cọng chuối khô xé sợi vừa buộc chặt
Lọn xanh um... đêm đếm... ước mơ thầm...

Xuân về, nhớ bánh tét quê…

Tháng chạp về, đêm Sài Gòn se lạnh, cái lạnh không đủ gọi là Đông, nhưng cũng đủ làm một ai đó nhớ về những kỷ niệm đã qua, tự sưởi ấm lòng mình những lúc ngắm dòng người ngược xuôi ngoài phố...

Chạnh

Bấy lâu bận quá chẳng về nhà
Khắp vườn cỏ dại đã đơm hoa

Viết cho mưa...

Mưa tạnh rồi
Phố ẩm ướt dòng người xe tấp nập
Từng vạt nước từ tán cây đổ gấp
Sau ngọn gió lùa
Em ướt dầm... dẫu chẳng còn mưa

Bột chiên - Tuy quen mà lạ

Nếu có ai đó lần đầu đến Sài Gòn hỏi tôi: "Sài Gòn có món ăn nào bình dân mà lạ không?",nhất định món đầu tiên tôi giới thiệu với người đó sẽ là 'Bột Chiên Sài Gòn".

Viết cho ngày Trung thu

Tết Trung thu không rộn ràng bằng tết Nguyên đán, nhưng cũng là dịp để gia đình sum họp, ngồi lại bên nhau, cùng ăn bánh dẻo, uống trà, ngắm trăng...

Cháo cá lóc rau đắng đất – gió nội hương đồng

Nhắc đến ẩm thực miền tây, là nhắc đến những món ăn mang đậm chất “hương đồng gió nội”, dân dã, không cầu kỳ, đôi khi lại rất giản đơn, mộc mạc, như chính con người của vùng sông nước nơi đây. Nếu có dịp, bạn hãy thử một lần đến miền tây, đêm trăng lên, ngồi dưới mái tranh giữa cánh đồng đượm mùi rơm rạ, vừa thổi vừa húp xì xụp tô cháo cá lóc rau đắng đất còn nghi ngút khói, thả hồn theo tiếng râm ran của côn trùng gọi bạn… Tôi cá rằng khi ấy, không dưng bạn sẽ chợt thèm… ngâm mấy điệu Hoài lang…

Nhớ quê

Đất Cà Mau đến rồi đi chẳng nỡ
Sông, biển dài gom chở nặng phù sa
Cánh đồng quê bát ngát giữa chiều tà
Đêm Ếch, Nhái, Cuốc gọi bầy rôm rả...

Mưa xuân

Mưa Sài Gòn chưa buông đà chợt rét
Khi gió vờn vai áo - tóc em lay
Mưa cuối chiều loang rơi từng hạt nắng
Trên tay em vừa hứng vẫn chưa đầy...

Nửa chừng cổ tích…

Nó đứng tần ngần trong vườn, cảnh vật xưa bao nhiêu năm vẫn không nhiều thay đổi, nhưng câu chuyện cổ tích ngày xưa… đã từ lâu không còn người viết tiếp…

Khoảnh khắc đông

Trời Sài Gòn dìu dặt buổi tàn đông
Mưa tan muộn vươn giọt buồn se sắt
Gió phương xa bỗng mùa nay bước lạc
Sớm một mình qua phố bỗng nao nao...

Chốn bình yên

Có một chốn bình yên mãi mãi dang tay chờ đón ta sau bao nhiêu tất bật đời thường. Có một người luôn là người kiên nhẫn nhất ở bên cạnh ta - không vì một lý do gì, không bao giờ đòi hỏi gì. Có một người luôn vui vì những nụ cười của ta, dù nụ cười không dành cho người ấy. Có một người luôn buồn khi thấy ta buồn, dù không biết và không cần biết nỗi buồn của ta xuất phát từ đâu...

Vu Vơ

Thoáng chốc mà mình đã là... kẻ không nhà được 7 năm rồi. Thời gian trôi nhanh quá. Ngồi xem lại những tấm hình từ 2 năm trở về trước, giật mình khi thấy mình không chỉ già đi... mà là già đi rất nhiều. Bạn bè thời phổ thông ai cũng có một thiên thần nhỏ trong mái ấm riêng hết rồi. Còn mình... Cơm đường, cháo chợ... ngần ấy năm. Nhiều lúc thèm cảm giác được nấu nướng, được chăm sóc một khu vườn nhỏ, thèm một mâm cơm nghi ngút khói,... bên cạnh một ai đó. Thèm những món ăn đơn giản nhưng không bao giờ có ở những quán ăn từ bình dân đến cao cấp. Mình thích chế biến những món không giống ai mà...

Ngoại tôi

Từ nhỏ, tôi đã sống với bà ngoại. Ba mẹ tôi đi làm ăn xa, lâu lâu mới về nhà một lần. Với tôi, khái niệm về ba mẹ khá mờ nhạt. Tôi chỉ biết người thân duy nhất luôn bên cạnh yêu thương, chăm sóc tôi là bà ngoại. Và ngược lại, người duy nhất bên cạnh bà ngoại là tôi. Tôi nghe kể lại rằng do sức khỏe yếu, mẹ mang thai 7,5 tháng đã sinh hạ tôi, có lẽ vì vậy mà tôi chỉ nặng 1,6 kg. Ngày đó điều kiện vật chất và trang thiết bị những bệnh xá nhỏ nơi tỉnh lẻ còn rất nghèo nàn, nên hầu như không ai dám đụng tay đến đưá trẻ sơ sinh là tôi, kể cả mẹ tôi và bác sĩ, vì họ sợ sẽ làm tôi chết hay…đánh rơi tôi xuống đất. Ngoại đã dùng tình thương yêu vô bờ bến và cách chăm sóc của riêng mình nuôi lớn tôi trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. Hai bà cháu tôi đã gắn bó với nhau như hình với bóng từ ngày tôi cất tiếng khóc chào đời như thế.

Anh - nhóc và - nó

Anh! Là một người-dưng-đặc-biệt của nó từ năm đầu Đại Học, tính đến nay đã gần 6 năm. Một lần tình cờ gặp nhau qua yahoo messenger, mới nói 2 - 3 câu thì nó phải về nhà có việc. Anh xin số điện thoại, nói sau 20p sẽ điện thoại cho nó. Nó vốn không cho ai quen qua chat số điện thoại, nhưng không hiểu sao trước khi sign out nó lại gõ 10 con số vào cửa sổ chat của anh, tuy nhiên lúc đó nó nghĩ thóang qua rằng: "Kệ, chắc chẳng điện thoại cho mình đâu".

Nhật ký...

Nó bước xuống xe, hai hàng Mai Chấn Thuỷ từ trong sân nối ra đến tận lề đường đón nó bằng một mùi hương dịu dàng quen thuộc. Nó đưa tay vuốt từng tán hoa loà xoà: “Lần nào tao về tụi bây cũng trắng xoá cả. Chẳng còn thấy lá đâu. Ừ, mà lỡ ngày nào tụi bây không còn trổ hoa nữa, chắc là nhớ lắm, chắc là trống vắng lắm, không chừng khi xuống xe tao tưởng mình đi nhầm nhà…”.

Mưa

Bỗng dưng thèm một cơn mưa
Giữa đêm rơi xuống lúc vừa ngủ say
Quấn chăn ngon giấc lạc loài
Đủ rong rủi lại tháng ngày tuổi thơ...

Không đề...

Năm xưa Điên điển nở bên sông
Em nép vào anh thoáng chạnh lòng

Khi con tim đa tình

Ngày đầu tiên bắt đầu cuộc hành trình đi-làm-một-cách-nghiêm–túc của nó trôi qua khá buồn tẻ và bình yên. Nó có cảm giác thời gian làm việc sao thật dài, và trôi qua chậm đến mệt mỏi.

Sợ vợ

Hắn ngoài 40 tuổi, bề ngoài của hắn trẻ hơn nhiều so với tuổi của hắn nên nhìn hắn không phải "đẹp lão" mà phải nói là hắn đẹp trai.

Nghèo

Về Cà Mau, chạy đi chạy lại, nó để ý 1 showroom ô tô mới mở chưa lâu, nó để ý là vì khoảng sân trước showroom này có rất nhiều chậu kiểng to vật vã, chỉ nhìn cái chậu thôi cũng có thể biết là rất đắc tiền chưa cần nhìn đến cái cây.

Sương

Gia đình S có 5 người, cha mẹ, 1 anh trai hơn S 2 tuổi và 1 em gái kém S 8 tuổi.

Cả gia đình túm tụm trú mưa trú nắng trong một căn nhà lá nhỏ tạm bợ dựng một góc bên trong bãi rác Thành phố, nơi mưu sinh của cả gia đình.

Chị 7

Chị nổi tiếng trong xóm vì vẫn còn "thanh nữ" ở tuổi ngoài 40.

Chị mang vẻ đẹp thôn dã, chất phát và hiền dịu. Có lẽ vì vẫn là một "thanh nữ" nên dù lao động vất vả, trông chị vẫn rất trẻ. Chị nhanh nhẹn trong thân hình mảnh khảnh, chỉ thoáng nhìn cũng đoán được chị thuộc tuýp người "không ngơi chân ngơi tay".

Tản mạn... Tết...

Không có Tết năm nào mình không nghe vài người xung quanh nói là... sợ Tết. Câu cũng thường nghe không kém là "chỉ có trẻ con mới thích tết; Ước gì bé lại; Tết dành cho trẻ con...v.v..."...

Thật ra, Tết dành cho trẻ con thì có 1/6 rùi, mà cũng mấy ai chú trọng ngày này lắm đâu, trẻ con cũng thế. Với trẻ con thì ngày nào được mặc đồ đẹp đi chơi, đó là ngày Tết.

19

Ngoại ơi!
Mười chín mùa Xuân.
Mai về khắp ngõ...
Tần ngần...
Ngoại đâu?